Những lợi ích của việc ăn dứa. Ăn dứa có mọc mún không?

by N H Ư Ý
Table of Contents

    Dứa là một trong những thực phẩm ngon, ngọt và rất tốt cho sức khỏe bởi nó chứa nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, việc Những lợi ích của việc ăn dứa. Ăn dứa có mọc mún không? luôn là vấn đề nhiều người tranh cãi. Bởi nhiều người cho rằng ăn dứa rất mát, thanh nhiệt, nhưng có người lại cho rằng ăn dứa nhiều sẽ nóng và gây ra nổi mụn. Vậy thực sự ăn dứa có tốt không? hãy để Mỹ Phẩm Eva giúp bạn lý giải vấn đề thắc mắc này ở bài viết bên dưới nhé!

    Ăn dứa có tác dụng gì?

    Dứa hay còn gọi là thơm, khóm, là loại quả mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Bởi vì trong quả dứa có chứa hàm lượng axit hữu cơ dồi dào, là nguồn cung cấp vitamin C, B1, mangan khá cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng phân tích cho biết rằng, cứ trong 100g dứa có đến 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C, 25 kcal, 0,03 mg caroten, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 16 mg ca, 11 mg phospho, 0,4g protein, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ… và rất nhiều các chất quan trọng khác.

    Dứa được chế biến thành nhiều món ăn ngon như dứa xào tim cật, canh chua dứa cá giò, dứa xào thịt bò, trộn gỏi dứa… và rất nhiều món ngon từ dứa. Không chỉ vậy, dứa còn là loại quả tráng miệng, nước ép trái cây ngon ngọt, tươi mát ngày hè. Và một điều tuyệt vời từ quả dứa đó chính là có tác dụng đối với sức khỏe, ăn dứa thường xuyên và đúng cách còn có tác dụng ngăn ngừa, phòng trị được nhiều bệnh tật như:

    Những lợi ích của việc ăn dứa. Ăn dứa có mọc mún không?

    Hỗ trợ điều trị ung thư: theo nghiên cứu từ các nhà khoa học cho biết, trong dứa có chứa chất beta – carotene – đây là hợp chất có tác dụng trong việc bảo vệ chống lại ung thư buồn trứng, ung thư kết tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột già. Việc bổ sung dứa thường xuyên trong các chế độ dinh dưỡng hằng ngày sẽ giúp có tác động trực tiếp đến các tế bào ung thư hiệu quả.

    Tốt cho mắt, sáng mắt: Được biết, dứa là một trong những quả có lượng vitamin C khá phong phú, mà hơn hết vitamin C được biết có thể giúp cho mắt khỏe, sáng hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy vitamin C trong dứa còn có thể hỗ trợ mắt sáng hơn, ngăn ngừa được tình trạng đục thủy tinh thể.

    XEM THÊM:   Những công dụng của hoa hoè ít ai biết

    Cải thiện hệ tiêu hóa: Trong quả dứa có chứa một chất là Bromelain – loại enzym có thể phân hủy và tiêu hóa protein tốt. Do đó, sau khi ăn thịt hoặc những thực phẩm dầu mỡ, khó tiêu thì chúng ta nên ăn kèm dứa tráng miệng để giúp phân hủy được lượng protein trong đường ruột, giúp đường ruột hoạt động tốt hơn. Bromelain cũng điều chỉnh hoạt động của tuyến tụy, hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh vì dứa giúp tiêu hóa protein nhanh hơn.

    Giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh xương khớp: Do trong dứa có hàm lượng mangan, canxi khá dồi dào mà đây là khoáng chất rất cần thiết trong việc xây dựng nên các mô liên kết và xương với nhau. Chính vì vậy mà ăn dứa thường xuyên giúp xương chắc khỏe, đồng thời có thể làm giảm các cơn đau viêm khớp, bệnh gút hay hội chứng ống cổ tay.

    Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cảm, ho: Dứa là loại quả giàu thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng chất, chính vì vậy nó luôn là thực phẩm được xem có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Với hàm lượng vitamin và khoáng chất như được nêu ở trên, ăn dứa sẽ giúp bạn chống lại các bệnh đau vặt như cảm ho, sổ mũi, nhức đầu…chống lại một số bệnh tật vô cùng hiệu quả.

    Tốt cho tim mạch: một tác dụng tuyệt vời của dứa mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là dứa hỗ trợ bảo vệ tim mạch tốt. Theo chuyên gia cho biết, thường xuyên uống nước ép dứa hoặc ăn dứa sống sẽ cải thiện tình trạng lưu thông máu, tốt cho tim mạch và đảm bảo lưu lượng máu trong hệ thống tuần hoàn. Thêm nữa, bromelain trong dứa làm loãng máu giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh tim mạch khác.

    Ăn dứa nhiều có nóng và nổi mụn không?

    Như được nói ở trên, dứa là loại quả khá tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều người cho rằng dứa cũng giống như mít, chôm chôm, nhãn, sầu riêng… ăn nhiều sẽ nóng và gây ra nổi mụn. Những loại quả này sẽ “tiếp lửa” cho cơ thể bạn và đây chính là nguyên nhân khiến bạn mụn nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai ăn dứa đều nổi mụn đâu nhé, bởi nó còn phụ thuộc vào từng cơ địa, hoặc số lượng ăn vừa phải hay ăn quá nhiều.

    XEM THÊM:   Đắp mặt bằng rau diếp cá và tía tô có trị được mụn không?

    Ngoài nguyên nhân nóng trong người gây ra mụn ra thì mụn xuất hiện còn do nhiều yếu tố khác như việc nghỉ ngơi không đầy đủ, thường xuyên ăn đồ cay, nóng, lạm dụng mỹ phẩm, tâm trạng bất ổn, thay đổi thời tiết… Dù là dứa hay bất kỳ loại trái cây nào cũng vậy, nếu như dung nạp quá nhiều lượng đường trong trái cây vào cơ thể sẽ khiến cho đường trong máu tăng, điều này tạo điều kiện cho mụn xuất hiện và trường hợp này tùy thuộc vào từng người.

    Vậy lời khuyên dành cho tất cả các bạn là: dù dứa có tốt và bổ dưỡng đến bao nhiêu thì chúng ta cần ăn một lượng vừa phải, không nên ăn dứa nhiều sẽ gây ra nóng và một số ảnh hưởng khác đến sức khỏe. Và bạn nên nhớ rằng, mụn xuất hiện còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác, không chỉ riêng ăn dứa, cho nên đừng nghĩ vậy mà loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn mình nhé.

    Ăn dứa có béo không?

    Một tin vui cho các bạn đó chính là ăn dứa không hề béo mà nó còn giúp các nàng giảm cân hiệu quả. Bởi vì dứa là loại quá chứa năng lượng rất thấp. Thông thường trong 1 quả dứa chỉ chứa khoảng chừng 40%calo, còn 80% là nước và những hàm lượng dưỡng chất khác.

    Dứa gần như không chứa chất béo và lượng protein trong dứa cũng rất thấp không hề ảnh hưởng đến việc tăng cân gây béo phì cho bạn nếu ăn dứa nhiều. Hơn hết, nó lại là loại quả chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tạo nên cảm giác lâu no, đồng thời chất xơ trong dứa còn giúp điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thu carbonhydartes, thúc đẩy sự chuyển hóa năng lượng, chống lại việc tích tụ chất béo trong cơ thể.

    Ngoài ra, với hàm lượng vitamin C có trong dứa còn giúp tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, làm tăng tiêu hóa lượng mỡ thừa, tăng sự đốt cháy mỡ thừa cho cơ thể. Bạn đừng lo nếu cho rằng ăn dứa sẽ béo phì, mà nó là thực phẩm hoàn hảo cho các nàng béo muốn giảm cân đấy nhé.

    XEM THÊM:   Quy trình và cách ủ rượu nếp than – Đây là bí kiếp gia truyền gần thất lạc

    Có nên ăn dứa khi mang thai không?

    Dứa tuy giàu dinh dưỡng và vitamin nhưng đối với các chị mới mang thai trong 3 tháng đầu tiên thì đây là loại quả cực kỳ nguy hiểm. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiên thường được kiêng cữ rất nhiều trong ăn uống, nghỉ ngơi, bởi thời gian này thai mới bắt đầu hình thành, còn rất yếu nếu như cơ thể dung nạp chất lạ hoặc có hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

    Hơn hết, trong dứa có chất bromelain có thể gây kích thích cổ tử cung, dẫn đến tình trạng co thắt tử cung và điều này rất dễ gây nên sảy thai đối với những thai phụ có sức khỏe yếu.Ngoài ra, mẹ bầu mang thai ăn dứa nhiều rất dễ gây ra tình trạng tiêu chảy, táo bón vì thời gian này nội tiết tố mẹ thay đổi rất nhiều. Với sự tác động từ dứa sẽ rất dễ gây ra tình trạng nóng trong người, táo bón và xuất hiện nhiều mụn.

    Theo khuyến cáo của bác sĩ, các chị em mang thai dưới 3 tháng nên kiêng cử ăn dứa để đảm sức khỏe cho thai nhi. Nhưng trên 4 tháng có thể ăn bình thường, tuy nhiên mẹ cần ăn với lượng vừa phải tránh gây ra tác dụng ngược lại. Bà bầu ăn dứa mang đến nhiều tác dụng như giúp xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, sáng mắt, giảm buồn nôn, ốm nghén…

    Dứa vừa là loại quả nguy hiểm nhưng lại mang đến nhiều tác dụng tốt cho bà bầu. Mặc dù dứa được kiêng kị trong 3 tháng đầu mang thai, nhưng lại được khuyến cáo trong tuần cuối mang thai. Bởi vì chất bromelain trong dứa có tác dụng làm mềm khung xương chậu, giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. Chính vì thế, trong thời kì mang thai, bạn nên ăn dứa mỗi tuần để giúp cho việc sinh nở được thuận lợi.

    Hi vọng với bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Những lợi ích của việc ăn dứa. Ăn dứa có mọc mún không? đồng thời hiểu rõ hơn về loại quả này để có cách bổ sung sao cho an toàn, tốt cho sức khỏe. Để có thêm nhiều điều thú vị khác, hãy cùng chúng tôi khám phá trong những bài viết tiếp theo nhé!

    You may also like