Những loại rau không thể thiếu khi ăn lẩu gà bạn đã biết

by N H Ư Ý
Table of Contents

    Vào những ngày cuối tuần hay những những dịp gia đình tề tựu, mọi người thường có xu hướng dắt nhau ra các hàng quán bên ngoài để ăn. Tuy nhiên đồ ăn bên ngoài chắc chắn sẽ không đảm bảo được an toàn thực phẩm và tạo nên không khí vui tươi rồi. Vậy nên, việc nấu ăn tại nhà là lựa chọn rất hoàn hảo cho những dịp thế này. Lẩu gà là một trong những món được yêu thích nhiều nhất, nhưng liệu bạn đã biết cách nấu và nên ăn kèm rau nào với lẩu gà thì ngon như ở nhà hàng chưa? Top tác dụng sẽ mách cho bạn bí quyết khi ăn món lẩu gà nhé.

    Lẩu gà

    Nguyên liệu nấu món lẩu gà

    Dành cho 10 người ăn

    – 3 kg thịt gà tươi (nên chọn gà không quá nhiều mỡ).

    – Các loại nấm: Nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm đông cô,… (500g mỗi loại).

    – Gừng, tỏi, hành tím, hành lá, sả, ớt, chanh.

    – Khoai môn, khoai tây, ngô non, đậu phụ, cà chua, đậu bắp, rau ngải, mồng tơi,…

    – 700g xương heo (hoặc xương gà) để nấu nước dùng.

    – 3 quả trứng vịt lộn.

    – Bún khô hoặc miến, bánh tráng,…

    – Muối, hạt nêm, bột ngọt, mắm, đường, sa tế,…

    Cách chế biến lẩu gà thơm ngon

    Bước 1: Sơ chế

    – Gà sau khi làm sạch lông, rửa sạch, ta xát lại bằng muối sống hoặc gừng tươi để làm bay mùi tanh. Tiếp theo, chặt gà thành từng miếng vừa phải.

    – Cắt bỏ gốc các loại nấm, ngâm nước muối khoảng 3 phút để loại bỏ chất độc (ngâm quá lâu sẽ làm nấm bị mềm, mất ngon), rửa sơ lại bằng nước lạnh, để ráo (các loại nấm hương, nấm rơm nếu quá to ta nên chẻ làm đôi).

    XEM THÊM:   Những công dụng kì diệu của xác cà phê

    – Cạo gừng, cắt thành lát mỏng.

    – Tỏi băm nhuyễn, ớt cắt lát.

    – Sả rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn, đập dập.

    – Rửa sạch các loại rau.

    Bước 2: Chế biến

    – Ướp gà với sa tế, các loại gia vị (tỏi, muối, mắm, sả băm, dầu,…)

    – Hành khô đập dập, phi cùng với tỏi, phi cho thơm, vừa vàng tới thì cho thịt gà vào xào cho đến khi thịt săn lại. Tiếp theo bạn cho thêm gừng, ớt, sả vào xào chung, nêm nếm lại thịt gà cho vừa miệng, để bếp thêm khoảng 5 – 7 phút rồi tắt.

    – Dùng xương heo (hoặc gà đều được) hầm nước dùng để tạo độ ngọt tự nhiên.

    – Cho đồng thời gà và sả vào nồi nước, sau khi sôi thêm lần lượt các loại nấm, khoai, ngô, đậu phụ, cà chua, trứng vịt lộn,… vào nồi nước lẩu.

    – Nêm nếm lại nồi lẩu cho vừa miệng, sau đó cho các loại rau vào để tạo thêm màu sắc, tăng độ hấp dẫn, và còn làm ngon miệng hơn nữa.

    Bước 3: Làm nước chấm ăn kèm

    Mỗi người sẽ có một khẩu vị riêng, nên tất nhiên việc làm thêm nước chấm là vô cùng cần thiết.

    Thái mỏng lá chanh, ớt, tiêu xay, cho vào mắm, vắt thêm vào một ít nước cốt chanh. Hoặc thay vì mắm, bạn có thể dùng muối thì nước chấm cũng rất thích hợp để ăn chung với lẩu gà nhé.

    Cách nấu lẩu gà lá giang

    Ngoài cách nấu lẩu trên, bạn có thể tham khảo cách nấu lẩu gà lá giang của người miền Nam cực kì hấp dẫn sau đây:

    Nguyên liệu nấu lẩu gà cách này không hoàn toàn giống với cách kia. Ngoài các gia vị thông thường ra, bó lá giang là thứ không thiếu, ngoài ra còn cần thêm ngò gai, rau muống cắt nhỏ, bắp chuối non cắt sợi.

    XEM THÊM:   Những tác dụng hữu ích của quả dứa rừng, dứa dại

    Cách sơ chế và chế biến gà tương tự ở trên, nhưng thay vì rau củ nhiều thì bạn chỉ cần cho vào nồi lẩu bó lá giang đã được nhặt sạch và vò hơi nát (để cho nồi lẩu được đậm vị hơn) thôi. Chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng với món lẩu gà chua chua cay cay do chính tay mình nấu.

    4 loại rau ăn kèm với lẩu gà ngon tuyệt

    Rau tất nhiên là phần không thể thiếu trong món lẩu gà rồi, vậy nhưng việc chọn rau cho phù hợp với món này không phải là đơn giản nếu như bạn không tìm hiểu trước.Những loại rau không thể thiếu khi ăn lẩu gà bạn đã biết

    – Rau ngải cứu: Là loại rau có mùi thuốc bắc, vị đắng. Tuy nhiên khi ăn với lẩu gà, nó sẽ hòa với vị ngọt của gà, của nấm, tạo nên một mùi vị rất hấp dẫn. Ngải cứu không đơn thuần là một loại rau mà còn được sử dụng như một vị thuốc trong Đông Y đấy

    – Rau cần: Có vị ngọt, tính bình. Là loại rau cung cấp nhiều chất xơ nên có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa. Mùi thơm của rau cần chắc chắn sẽ làm kích thích vị giác của bạn khi dùng chung với món lẩu gà.

    – Rau hoàng đế (cải cúc): Là một trong những loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao tuy nhiên cải cúc lại rất dễ trồng. Nhờ tác dụng kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn mà loại rau này được ăn kèm với rất nhiều món, đặc biệt là lẩu gà.

    XEM THÊM:   Top 10 Tác dụng chữa bệnh của cây Rau Dừa Cạn

    – Rau muống: Rau này thì quá quen thuộc với chúng ta rồi nhỉ, nó có thể ăn được cả khi chín lẫn sống, nếu ăn kèm với lẩu gà ta nên dùng sống thì sẽ ngon hơn. Nhưng bạn chú ý ngâm và rửa loại rau này thật kĩ để loại bỏ bớt nhựa nhé.

    Một số loại rau khác cũng có thể ăn kèm với lẩu gà như: Cà chua, cải thảo, rau mồng tơi, bắp chuối non,… để tăng thêm màu sắc và hương vị cho nồi lẩu bạn đừng nên bỏ quá các loại rau này nhé.

    Một số lưu ý khi nấu lẩu gà

    Trong việc chọn gà, bạn nên chọn gà vườn hay gà chọi để thịt được chắc và thơm, hạn chế chọn gà công nghiệp, gà trắng, gà siêu trứng. Thịt gà sau khi chặt khúc ta bỏ phần cằm dưới đi.

    Trước khi chế biến, cần ngâm sơ gà qua nước sôi giúp da gà căng lên trông hấp dẫn hơn đồng thời giảm bớt mùi tanh.

    Còn khi cho thịt gà đã hầm vào nồi lẩu thì không nên cho hết, vì nếu ngâm gà trong nước quá lâu thì thịt sẽ bị bủn ra, giảm độ ngon của thịt. Vậy nên ăn bao nhiêu thì mình bỏ vào bấy nhiêu nhé.

    Sau khi đã biết cách nấu lẩu gà và các loại rau ăn kèm với lẩu gà ngon tuyệt vời như ở nhà hàng thì Top tác dụng khuyên bạn nên tự nấu ở nhà để thết đãi gia đình. Ăn ở nhà không những vừa tạo nên sự ấm cúng mà lại khỏi phải lo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì tại sao mình lại không trổ tài nấu nướng ngay nhỉ?

    You may also like