Cây rau đắng biển là cây gì? Có tác dụng chữa bệnh gì?

by N H Ư Ý
Table of Contents

    Nhắc đến rau đắng biển có lẻ mọi người sẽ lầm tưởng rằng loại rau này ở biển đúng không nhỉ? Nhưng không phải đâu nhé, nó là loại rau khá quen thuộc và dân dã được trồng nhiều ở nông thôn. Nó không chỉ là rau sống để ăn kèm với mỳ, bún, lẩu… mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại rau này, sau đây bài viết: Cây rau đắng biển là cây gì? Có tác dụng chữa bệnh gì? xin chia sẻ đến bạn một số thông tin sau. Mời bạn cùng tham khảo!

    Cây rau đắng biển là cây gì?

    Rau đắng biển còn có tên gọi khác là rau đắng sam, cây ruột gà, cây ba kích, cây được mọc nhiều ở những vùng đồng quê, ruộng lầy và phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, miền trung, và miền tây. Cây ưa sáng thường mọc trên đất ẩm, pha cát lẫn với các loại cỏ thấp ở bờ ruộng, các bãi cỏ ẩm từ vùng thấp lên tới độ cao 500 m, bãi sông, bờ kênh mương, ở Nam Bộ thường gặp ở vùng ĐBSCL.

    Rau đắng biển là loài cây thân thảo sống dai có thân nhẵn, mọc bò. Các cành mọc đứng mềm, không lông, rất đắng. Lá mọc đối, không cuống, thuôn hình muỗng, dài cỡ 1cm, gân chính hơi khó thấy. Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá, có cuống 1cm, có 5 lá đài không đều, cao 5-6mm, 5 cánh hoa trắng gần nhau, dính nhau ở dưới thành ống, 4 nhị, nhuỵ có bầu, không lông. Rể mọc từ gốc và nách lá mang rễ dài 10-40cm và nó cũng có rất nhiều hạt nhỏ li ti nên phát tán rất nhanh. Tất cả các bộ phận của cây đều bóng mịn (không có lông). Lá rau đắng biển khi nghiền nát có mùi hương và vị đắng đặc biệt.

    Thành phần hóa học của rau đắng biển: Brahmin, Herpestin, Bacoside A và Bacoside B, β1- Oxalat, β2-Oxalat, β3-Chloroplatinate, Sterol, Acid Betulic, Stigmastarol, D-Mannitol, β-Sitosterol. Trong đó, Bacoside A và Bacoside B là 2 Triterpensaponin có tác dụng dược lý quan trọng hỗ trợ sửa chữa tế bào thần kinh thoái hóa bằng cách tăng cường hoạt động của Kinase, tăng tổng hợp tế bào thần kinh, phục hồi hoạt động Synaptic và tăng dẫn truyền xung động.

    Cây rau đắng biển là cây gì? Có tác dụng chữa bệnh gì?

    Cây rau đắng biển có tác dụng chữa bệnh gì?

    Theo đông y cổ truyền cho biết, rau đắng biển là loại rau có tính mát, vị đắng có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, thường có tác dụng chữa bệnh tron các trường hợp như viêm gan, suyễn, động kinh, kiết lỵ, sưng mắt đỏ, trợ thần kinh, trợ tim, làm bài thuốc xổ, chữa ho…. Ngoài ra, các nhà khoa học còn nghiên cứu và phát hiện ra, rau đắng biển còn mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như:

    XEM THÊM:   Top 10 tác dụng của tầm gửi trên cây mít đến sức khỏe con người

    Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư

    Rau đắng biển được biết có chứa nhiều chất chống oxy hóa, thành phần này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Hơn hết, chất chống oxy hóa còn có thể ngăn chặn được các gốc tự do gây nên bệnh ung thư. Do đó, mà bác sĩ đã khuyến cáo nên ăn rau đắng biển 2 lần mỗi tuần để có thể ngăn ngừa ung thư, bảo vệ sức khỏe. Để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch bạn có thể bổ sung thêm nước ép lê, nước ép táo, nước ép cam….nhé.

    Tăng cường khả năng nhận thức

    Như trong đông y đã nói, rau đắng có tác dụng hỗ trợ thần kinh, nó có khả năng dẫn truyền xung thần kinh nên có tác dụng trong việc kích thích não bộ, tăng cường khả năng tập trung và trí nhớ tốt. Đặc biệt, một số hợp chất hữu cơ được phát hiện trong rau đắng còn giúp kích thích các phản ứng sinh hóa trong não, từ đó tăng cường khả năng dẫn truyền xung thần kinh. Chính vì vậy, mà nó được sử dụng trong y học để hỗ trợ điều trị bệnh có liên quan đến thần kinh như mất trí tạm thời, rối loạn tăng đông giảm chú ý ở trẻ em, giảm lo lắng, suy nghĩ ở người cao tuổi.

    Giảm căng thẳng, stress

    Như đã nói ở trên, rau đắng có tác dụng tốt với hệ thần kinh, chính vì vậy mà các hoạt chất trong rau đắng có tác động tích cực đến việc cân bằng một số loại hormone trong cơ thể, nhất là các hormone gây căng thẳng, mệt mỏi, giúp con người cảm thấy bình tĩnh và thoải mái. Do đó, nếu bạn cảm thấy thời gian vừa qua làm việc mệt mỏi, căng thẳng, lo âu thì có thể mua ít rau đắng về ăn, hoặc xắt nước để uống, điều này sẽ giúp giảm được mệt mỏi, giảm stress hiệu quả đấy nhé.

    XEM THÊM:   Phun môi màu nào đẹp cho tuổi 40? Giá bao nhiêu?

    Hạ đường huyết tốt

    Một nghiên cứu gần đây trên động vật cho thấy, ăn rau đắng biển có mối liên hệ với lượng đường trong máu. Tùy theo từng tình trạng bệnh lý, khi ăn rau đắng có thể giúp hạ huyết áp an toàn. Tuy nhiên, vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác trước khi ứng dụng chiết xuất rau đắng biển vào các loại thực phẩm chức năng hay thuốc dành cho bệnh nhân bị tim mạch, tăng huyết áp…

    Khả năng chống viêm

    Rau đắng có thể giúp giảm sưng và phù nề, giảm viêm. Những người bị bệnh viêm khớp, bệnh gút, loét dạ dày, viêm ruột,… sử dụng thêm loại rau này trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh đều có kết quả rất khả quan. Những người bình thường ăn loại rau này thường xuyên cũng có tác dụng ngăn ngừa một số loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Với những vết thương ngoài da, sử dụng nước rau đắng bôi lên khu vực bị ảnh hưởng sẽ nhan chóng chữa lành vết thương, hạn chế để lại sẹo.

    Một số món ăn ngon từ rau đắng

    Ngoài những lợi ích về sức khỏe, thì rau đắng biển cũng làm nên những món ăn ngon và bổ dưỡng như:

    Cháo cá lóc, rau đắng biển

    Nguyên liệu:

    • 1 con cá lóc khoảng 700g – 1kg
    • Nấm rơm tươi 200g
    • gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g
    • rau đắng biển 100g,
    • hành tím, gia vị.

    Cách chế biến:

    • Cá lóc làm sạch, đánh hết vảy và bỏ hết nội tạng, luộc chín sau đó gỡ thịt bỏ xương.
    • Gạo rang qua rồi cho vào nước luộc cá nấu nhừ thành cháo, trong quá trình nấu cháo cho nấm rơm vào nấu cùng.
    • Thịt cá đã gỡ ướp gia vị 10 phút để ngấm, sau đó cho vào đun cùng cháo sôi thêm khoảng 5 phút.
    • Rau đắng rửa sạch, để ráo nước. Khi ăn múc cháo ra bát, ăn kèm với rau đắng hoặc trộn rau đắng vào cháo nóng ăn.

    Canh khoai, rau đắng biển

    Nguyên liệu gồm

    •  thịt nạc băm 100g
    • khoai mỡ 150g
    • khoai lang 150g
    • rau đắng 100g
    • rau mùi tàu, hành tím.

    Cách chế biến:

    • Ướp thịt với gia vị, hành tím trong 5 phút. Cắt khoai lang, khoai mỡ miếng vừa ăn.
    • Đun 1 lít nước sôi cho thịt băm, khoai lang, khoai mỡ vào nấu chín.
    • Sau đó nêm gia vị vừa ăn rồi cho rau đắng biển vào. Múc canh ra bát bỏ thêm mùi tàu.
    XEM THÊM:   Cây cỏ ngũ sắc (hoa cứt lợn) là cây gì? Có tác dụng gì?

    Tương ớt rau đắng biển

    • Cho 1 muỗng dầu ăn vào chảo đun nóng, thêm vào 1 muỗng cà phê tương đậu đen (1 loại gia vị của Ấn Độ), xào cho đến khi có màu vàng nâu.
    • Thêm vào 3 trái ớt đỏ, 1/2 chén hành tây xắt nhỏ, 3 muỗng dừa nạo và 2 chén lá rau đắng biển xào 2 – 3 phút.
    • Sau đó để nguội. Trộn vào đó 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột me và một chút đường nâu, khuấy đều. Đây chính là món ăn ngon tuyệt tốt cho não bộ.

    Bà bầu có ăn rau đắng biển được không?

    Đây có lẻ là một câu hỏi khá nhiều người thắc mắc, đặc biệt là bà bầu. Bởi rau đắng biển được sử dụng nhiều trong các bữa ăn như dùng để ăn sống, rau đắng biển luộc, xào hay nấu canh đều được… hơn hết ăn rất mát và bổ dưỡng. Tuy nhiên, đối với bà bầu không nên ăn rau đắng biển của nhiều, bởi thành phần gây đắng trong rau nếu ăn quá nhiều sẽ khiến co bóp tử cung và gây nên hiện tượng đông máu, điều này rất nguy hiểm đến thai nhi và mẹ. Ngoài các chị em phụ nữ mang thai ra, thì rau đắng biển cũng kiêng kỵ với một số người như:

    • Những người đang dùng thuốc chống trầm cảm sertralin (tên biệt dược Zoloft hoặc Lustral), người đang dùng thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp cũng không nên ăn rau đắng.
    • Những người đang dùng thuốc chống đông máu không nên dùng rau đắng biển trước khi chuẩn bị phẫu thuật hoặc nhổ răng.
    • Những người bị bệnh tim hoặc tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn nhiều loại rau này vì có thể gây nhịp tim không đều và có thể ảnh hưởng đến đường huyết và nồng độ insulin trong máu.

    Hi vọng với bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ về cây rau đắng biển cũng như những tác dụng tuyệt vời mà loại rau này mang lại. Để có thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích, hãy thường xuyên truy cập vào Mỹ Phẩm Eva của chúng tôi để cùng theo dõi nhé.

    You may also like