Bánh chưng để được trong bao lâu? Cách bảo quản bánh chưng sau Tết

by N H Ư Ý
Table of Contents

    Bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu trong dịp đám giỗ, đặc biệt là Tết nguyên đán, nhưng loại bánh này khá nhanh hư nếu không bảo quản đúng cách. Chính vì vậy mà nhiều người tò mò không biết bảo quản như thế nào để bánh giữ được lâu và không bị hư. Sau đây với bài viết: bánh chưng để được bao lâu sẽ hướng dẫn mọi người cách bảo quản bánh chưng không hư và lâu nhất. Cùng xem nhé!

    Bánh chưng để được bao lâu?

    Bánh chưng là loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhằm thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đối với tổ tiên. Không chỉ vậy, bánh chưng còn mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn, văn hoá của dân tộc. Bánh chưng tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu,để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Không chỉ vậy, bánh tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.

    Bánh chưng nguyên liệu chính là nếp, đậu, thịt… chính vì vậy nó  chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, nếu để quá lâu sẽ bị hư hỏng hoặc mất đi mùi vị của bánh. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc rằng bánh chưng để được bao lâu, nhưng thời gian của bánh còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đặc biệt là cách bảo quản của mỗi người. Nếu bảo quản bánh chưng đúng cách có thể để được 10-15 ngày, nhưng nếu không biết cách thì 3-5 ngày mà thôi.

    Bánh chưng để được trong bao lâu? Cách bảo quản bánh chưng

    Cách bảo quản bánh chưng không hư tại nhà

    Bánh chưng khá dễ bị ôi thiêu, mốc meo, chảy nước, vì vậy mọi người muốn sử dụng bánh được lâu thì nên áp dụng cách bảo quản dưới đây:

    Lá gói bánh

    Thông thường thì người miền sử dụng lá dong để gói bánh chưng, còn người miền Trung gói bằng lá chuối. Nhưng mọi người hay sử dụng lá tươi để gói bánh và không biết rằng nếu luộc lá rồi gói sẽ giữ được bánh lâu hơn, đồng thời có thể khử sạch bụi bẩn, vi khuẩn bám trên lá. Sau đó, dùng khăn sạch lau lá lại một lượt nữa để lá dong, lá chuối sạch và thật ráo nước, như vậy bánh sẽ khó bị hư.

    Gói bánh vừa tay

    Nhiều người thường nghĩ gói bánh chặt sẽ giúp bánh cứng chắc và không bị nhão tuy nhiên bạn không nên làm vậy. Bởi vì nếu gói bánh quá chặt sẽ làm bánh dễ bị lại gạo ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. Tuy nhiên cũng không nên gói quá lỏng như vậy bánh sẽ bị rời rạc, dễ hỏng hơn. Hiện tượng lại gạo tức là hạt gạo nếu sau khi nấu chín, hạt nếp vẫn ở trạng thái khô cứng một phần hay toàn bộ như hạt gạo ban đầu.

    XEM THÊM:   4 loại sữa hữu cơ cho bé dưới 1 tuổi tốt nhất

    Luộc bánh chín kỹ

    Khâu này khá quan trọng, bạn cần luộc chín thật kỹ để gạo nếp nở thật đều, bánh mềm ngon và giữ được lâu, tránh tình trạng ẩm mốc ngược từ phần nhân ra phần vỏ do luộc ẩu. Sau khi luộc bánh chín bạn nên lấy bánh ra để bánh hơi nguội rồi cho bánh vào một chậu nước sạch và rửa cho bánh hết nhờn (lớp mỡ) bên ngoài lá gói để giữ bánh được lâu hơn.

    Để ráo nước sau khi luộc bánh chín

    Khi bánh chín nên rửa lại vỏ bánh, để phần nước và nhớt tiết ra trong quá trình luộc sẽ được loại bỏ và không bám ngoài bỏ bánh nữa, nhờ đó tránh cho bánh bị ôi thiu nhanh, cách bảo quản bánh chưng này đặc biệt hữu hiệu trong thời tiết nắng nóng. Sau đó, bạn đặt một tấm bìa lên bánh, rồi dùng vật nặng đè lên để ép bánh ra hết nước.

    Nên treo bánh lên

    Khi bánh ráo nước nên trao bánh lên bởi như vậy phần mặt bánh chưng sẽ khô se, đảm bảo vệ sinh nên sẽ vừa giữ được lâu hơn khi để ở mặt đất hay mặt bàn nóng, ẩm. Khi treo bánh nên buộc dây cẩn thận nếu không sẽ làm các sợi dây cột bánh bị đứt và rơi bánh xuống sẽ hỏng nhé.

    Nên cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh

    Bảo quản bánh trong tủ lạnh thường bị lại gạo hoặc gạo nếp sẽ bị đông cứng lại, bánh không còn được mềm mịn như ban đầu.Tuy nhiên, nếu để ngoài sẽ khiến bánh nhanh hư và thời gian bảo quản không được lâu. Và nếu bạn muốn bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh thì cần phải bọc lá kín để che thực phẩm. Bánh chưng khi để trong ngăn đá tủ lạnh có thể sử dụng trong 15 – 20 ngày. Khi lấy bánh ra có thể bánh đã bị sượng và đông cứng lại. Lúc này, bạn có thể luộc lại bánh hoặc rán bánh để đổi khẩu vị khi ăn.

    Dùng bánh đến đâu cắt đến đó và dùng dao sạch

    Bánh chưng khá lớn vì vậy 1 lúc khó thể nào ăn hết, nên khi ăn cắt một phần nhỏ, phần còn lại dùng giấy bạc gói kín lại xong cho vào tủ lạnh. Đặc biệt, nên dùng dạo cắt bánh phải sạch chưa qua sử dụng. Để đảm bảo các chất bẩn, vi khuẩn từ dao bám và bánh sẽ gây ôi thiêu.

    XEM THÊM:   8 Sữa Tươi Organic Cho Bé Bác Sĩ Khuyên Dùng

    Bánh chưng bị mốc có ăn được không?

    Bánh chưng rất dễ bị nếu bảo quản không đúng cách hoặc nếu quá nhiều sử dụng không kịp. Và nhiều người thường có thói quen cắt bỏ phần mốc đi rồi ăn phần không bị mốc. Nhưng liệu ăn bánh chưng bị mốc có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?

    Theo các chuyên gia về thực phẩm cho biết, bánh chưng dù đã cắt bỏ phần mốc hoặc hư hỏng đi thì chiếc bánh vẫn bị vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong, do đó người dùng vẫn có thể bị ngộ độc. Nếu ăn bánh bị mốc, bị thiu khả năng bị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc là rất cao. Nhiều bà nội trợ thường tiếc phần bánh chưng còn lại và tái chế bằng cách chiên rán, tuy nhiên cách này không diệt được hết vi khuẩn bên trong bánh đã bị hư hỏng đâu nhé.

    Không chỉ ngưng việc sử dụng bánh chưng bị mốc mà tất cả thực phẩm ôi thiu, nấm mốc mọi người không nên sử dụng, bởi thực phẩm này đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm.

    Bánh chưng ăn kèm với gì ngon?

    Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết, tuy nhiên bánh được làm bằng gạo nếp dẻo ăn rất dễ ngán. Do đó, để cải thiện và thay đổi khẩu vị bạn nên ăn bánh chưng kèm với một số món dưới đây sẽ giúp ngon miệng, hấp dẫn hơn.

    Bánh chưng ăn kèm với dưa hành

    Dưa hành chắc chắn là món đi kèm không thể thiếu trong ngày Tết, đặc biệt ăn bánh chưng với dưa hành là lựa chọn hoàn hảo, tạo nên hương vị hấp dẫn, ăn ngon miệng mà ai cũng “ghiền”. Không chỉ vậy, bánh chưng được làm từ gạo nếp, khó tiêu, nên nếu ăn với dưa góp, hành muối sẽ kích thích tiêu hóa, giúp cho chúng ta không bị đầy bụng.  Với những lý do đó, dưa hành là món ăn kèm không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của chúng ta.

    Ăn bánh chưng kèm với rau củ

    Bên cạnh dưa hành thì bạn có thể ăn kèm bánh chưng với rau xanh, các loại củ (cà rốt, củ cải) dễ bớt ngán. Bánh chưng giàu năng lượng, chất đạm và chất béo nhưng lại thiếu chất xơ và các loại vitamin. Trong khi đó, rau xanh và hoa quả lại là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào. Sự kết hợp giữa hai loại thực phẩm này không chỉ ngon miệng, dễ ăn mà còn đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.

    XEM THÊM:   Phương pháp tính calo dễ dàng cho người giảm cân

    Bánh chưng chiên

    Bánh chưng, bánh tết chiên là món ăn được khá nhiều người yêu thích. Miếng bánh chưng nóng giòn, thơm ngậy thường hấp dẫn người ăn hơn những miếng bánh đơn thuần. Đặc biệt, bạn có thể làm bánh chưng chiên sốt me chua, sẽ giúp cho món ăn có thêm vị mới, giảm bớt độ béo ngậy của gạo nếp.

    Ăn bánh chưng với nước chấm xì dầu

    Các loại nước chấm hương vị thơm ngon, đậm đà như nước tương, xì dầu,…cũng rất thích hợp để bạn ăn kèm với bánh chưng. Mùi vị thơm nồng của nước chấm hòa quyện với vị béo ngậy của bánh chưng sẽ khiến món ăn trở nên hấp dẫn và dễ ăn hơn rất nhiều

    Ăn nhiều bánh chưng có mập không?

    Vì bánh chưng được làm từ gạo nếp, đây là loại gạo mang nhiều giá trị dinh dưỡng đồng thời nhưng bánh được làm từ thịt heo vì vậy nhiều người lo lắng ăn nhiều sẽ tăng cân. Về dinh dưỡng, bánh chưng là món ăn giàu năng lượng và các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo vì vậy mà nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cân nặng tăng nhanh. Thực tế nó thích hợp cho những người thiếu cân, người đang cần nhiều năng lượng hoặc muốn tăng cân thì bánh chưng là lựa chọn không nên bỏ qua.

    Hơn nữa, những người ăn kiêng, béo phì, có tiền sử bệnh về tim mạch, cao huyết áp hay rối loạn đường huyết mỡ máu cao thì không nên ăn bánh chưng. Ngoài ra, đối với phụ nữ mang bầu không nên ăn nhiều bánh chưng ngày Tết bởi vì bánh khó tiêu, rất dễ gây táo bón. Đặc biệt là bánh chưng chiên, mặc dù khá ngon nhưng nên ăn vừa phải, vì chất béo từ dầu mỡ mang đến nhiều ảnh hưởng xấu cho tim mạch, bệnh thận, huyết áp, dạ dày, cân nặng.

    Nếu bạn muốn ăn bánh chưng không tăng cân thì nên chọn ăn vào buổi sáng hoặc trưa, tránh ăn vào buổi tối sẽ khiến bụng đầy hơi, khó tiêu và gây mất ngủ. Lượng ăn bánh chưng vừa đủ là khoảng 100g bánh, tức là 1/10 của bánh chưng.

    Hi vọng với bài viết trên giúp mọi người giải đáp thắc mắc bánh chưng để được bao lâu và cách bảo quản bánh lâu hư nhất. Bên cạnh đó, sử dụng bánh chưng sao cho tốt nhất cho cơ thể, tránh tình trạng tăng cân sau Tết. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

    You may also like