Trà sữa để qua đêm được không, để tủ lạnh được bao lâu ?

by N H Ư Ý
Table of Contents

    Trà sữa là một loại thức uống phồ biến và được nhiều người yêu thích nhất hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Vì thế, có không ít người đã tự tay làm trổ tài làm trà sữa tại nhà. Nhưng có một điều khá là khó khăn đối với nhiều người, chính là trà sữa khi làm xong thì chỉ nên dùng ngay và không biết cách bảo quản như thế nào để có thể giữ được lâu hơn. Trà sữa để qua đêm được không, để tủ lạnh được bao lâu ? chính là vấn đề được nhiều người quan tâm nhiều nhất khi nói đến việc làm trà sữa tại nhà. Vậy thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé.

    Cách làm trà sữa trân châu tại nhà cực ngon

    Thay vì bạn uống những ly trà sữa bên ngoài thì bạn cũng có thể tự mình chuẩn bị những nguyên liệu tại nhà để làm trà sữa trân châu cực kì đơn giản, mà lại cực kì rẻ. Đây chính là một trong những việc yêu thích của mọi người có thể tự mình trổ tài làm trà sữa trân châu tại nhà. Và sau đây, sẽ là cách tự làm trà sữa trân châu tại nhà mà bạn có thể tham khảo và thực hiện;

    Nguyên liệu:
    – 2 túi trà lipton, bạn có thể làm trà nhiều hơn nếu khâu phần, cứ 2 túi trà lipton thì tương ứng cho 1 ly trân châu
    – 1 bịch sữa tươi vinamilk, bạn có thể mua loại sữa dâu hay sữa socola tùy và khẩu vị của mình nhé
    – 100g bột năng
    – 100g bột milo

    Thực hiện làm trà sữa trân châu:

    Bước 1: Bạn cho 2 túi trà lipton vào một cái ly nhỏ, sau đó đun sôi nước, đổ vào ly và đợi trà bắt đầu tan

    Bước 2: Thực hiện làm trân châu

    Bạn cho 100g bột năng cùng với 100g bột milo và trộn đều. Cho thêm tí nước sôi vào và bắt đầu nhào nặn thành bột, chú ý: nước sôi để nhào thành bột bạn cần đun sôi từ 90 độ đến 100 độ để bột nở và dai hơn. Sau khi đã nhào thành bột thì bạn bắt đầu nắn thành những hạt trân châu và đặt riêng ra dĩa. Nên nặn trân châu khi bột vẫn còn nóng, đừng để bột nguội vì lúc này bạn sẽ không nắn được trân châu.

    XEM THÊM:   Chân gà có nhiều calo không? Ăn nhiều có tăng cân không?

    Bước 3: Luộc trân châu

    Bắt một nồi nước lên bếp, đợi nước sôi thật dai và bỏ trân châu vào luộc. Trân châu chín là khi những hạt trân châu bắt đầu nổi lên mặt nước. Lúc này, bạn không được tắt bếp ngay mà nên để nước sôi luộc trân châu thêm 1-2 phút nữa để những hạt trân châu có thể chín đều. Sau khi trân châu đã chín đều ta vớt trân châu ra một bát nước lạnh để trân châu săn lại và dai hơn, sau đó vớt ra rổ và tiếp tục để ráo. Ta cho thêm 1 muỗng đường và trộn đều trân châu, điều này giúp trân châu có thêm vị ngọt, tạo lớp bề mặt ngoài bên ngoài trân châu để trân châu không bị dính lại với nhau.

    Bước 4: Pha trà sữa

    Bạn dùng nước trà ban đầu đổ vào cốc, tiếp tục đổ thêm bịch sữa tươi vinamilk mà bạn đã chuẩn bị và khuấy đều hỗn hợp. Sau đó, tiếp tục cho thêm trân châu hoặc là bánh plan, thạch vào ly trà sữa, cho thêm đá và thưởng thức thành quả trà sữa do chính tay mình làm tại nhà nhé.

    Trà sữa để qua đêm được không?

    Trà sữa là hỗn hợp được làm từ trà và sữa, đối với hai loại thực phẩm này thì vốn dĩ không để qua đêm với nhiệt độ bên ngoài được. Với bất kì những loại thức ăn hay nước uống nào cũng vậy, khi đặt đồ ăn thức uống ở môi trường bên ngoài qua đêm sẽ khiến cho vi khuẩn dễ bị xâm nhập, trà sữa lúc này sẽ bị chua, lên men, đây chính là dấu hiệu cho thấy trà sữa bắt đầu đang bị biến đổi, bị hư, có mùi và không thể sử dụng được nữa.

    XEM THÊM:   Lời tỏ tình hay nhất dành cho giới trẻ

    Trà sữa chỉ có thể bảo quản, tiếp xúc với không khí bên ngoài môi trường ở nhiệt độ từ 15 độ đến 20 độ C trong vòng 5-8 tiếng từ lúc trà sữa sau khi được chế biến. Còn trà sữa khi được bảo quản ở môi trường bên ngoài đạt hơn nhiệt độ và thời gian này thì sẽ bị biến đổi và tuyệt đối không thể dùng lại trà sữa lúc này được nữa. Vì trà sữa lúc này đã bị nhiễm khuẩn, bị hư khi dùng sẽ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, không thể tiêu hóa, đặc biệt đối với những người đường ruột hay đường tiêu hóa yếu sẽ dễ dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt và ngộ độc.

    Trà sữa để tủ lạnh được bao lâu?

    Khi thực hiện làm trà sữa tại nhà, bạn cũng có thể bảo quản trà sữa bên trong tủ lạnh để có thể giữ được lâu hơn, dùng được cho những lần sau mà không sợ trà sữa bị hư. Với điều kiện, khi bảo quản trà sữa bạn nên tách riêng phần nước trà sữa và trân châu để riêng, bỏ vào dụng cụ đựng và đậy kín nắp. Sau đó, để vào tủ lạnh và vặn nhiệt độ tủ lạnh 5 độ C, đây chính là nhiệt độ có thể bảo quản, giữ trà sữa không bị hư và giữ được lâu hơn. Với việc bảo quản trà sữa để tủ lạnh như này bạn sẽ có thể để trà sữa được 5-7 ngày và có thể thưởng thức loại thức uống này từ từ.

    Trà sữa chỉ có thể để được trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 5 độ C trong vòng 5-7 ngày. Không nên bảo quản trà sữa trong tủ lạnh quá lâu, vì nếu trà sữa để trong tủ lạnh vượt quá thời gian 7 ngày thì tốt nhất bạn không nên dùng lại nữa để có thể đảm bảo sức khỏe của chính mình và những người thân trong gia đình.

    Tốt nhất nên dùng trà sữa được bảo quản trong tủ lạnh từ 5-7 ngày, không được vượt quá thời gian này vì sau thời gian này, trong trà sữa đã bắt đầu bị chuyển đổi. Có thể là phần sữa bị lắng xuống, bắt đầu có mùi hôi, vị chua không thể uống được nữa. Đây chính là lí do mà có rất nhiều những trường hợp trẻ nhỏ bị đau bụng, tiêu chảy khi sử dụng trà sữa để tủ lạnh, lí do là vì trà sữa để tủ lạnh đã vượt quá thời gian bảo quản.

    XEM THÊM:   Sản phẩm sữa hữu cơ cho trẻ sơ sinh

    Có nên uống trà sữa đã quá hạn?

    Có rất nhiều người hiện nay, với thói quen uống trà sữa và trà sữa chính là loại thức uống được yêu thích của mọi nhà. Và khi uống trà sữa còn dư thì họ thường bảo quản trà sữa dư lại tủ lạnh hay việc trà sữa sau khi chế biến, do tiếp xúc với nhiệt độ môi trường bên ngoài bị tan đá nhưng vẫn tiếp tục sử dụng. Những người đang có thói quen này thì tốt nhất nên từ bỏ ngay từ bây giờ. Bởi trà sữa là loại thức uống bổ dưỡng, có vị ngọt và vị dai của những loại topping như trân châu, là niềm yêu thích của nhiều người.

    Nhưng đối với việc trà sữa thì bạn không nên uống lại phần sữa còn dư hay trà sữa khi đã tiếp xúc với nhiệt độ môi trường đã bị tan đá. Lúc này, hương vị trà sữa đã bắt đầu biến đổi, chất lượng cũng không còn được như lúc ban đầu, uống những loại trà sữa khi đã quá hạn hay bảo quản không đúng cách như này sẽ là những tác nhân và nguyên nhân gây ra những bệnh nền sau này cho sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt là những bệnh về dạ dày, đường ruột, đường tiêu hóa, bao tử. Vì thế, hãy biết cách bảo quản và dùng trà sữa đúng cách để trà sữa trở thành thức uống bổ dưỡng và đảm bảo được sức khỏe cho chính mình và những người thân trong gia đình.

    You may also like