Cỏ trường sinh là cây gì? Có tác dụng gì?

by N H Ư Ý
Table of Contents

    Hàng ngày xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều loại thuốc nam quý mà ít mấy ai để ý nhiều vào công dụng của nó. Nhiều người chỉ chú trọng quá nhiều vào việc uống thuốc tây để rồi gây ra tác dụng phụ. Giá trị của những thảo dược của không hề nhỏ, thậm chí đôi lúc sẽ cứu lấy chúng ta tránh khỏi những cơn đau. Điển hình là cây cỏ như trường sinh thảo, được biết đến như thần dược chữa rất nhiều bệnh. Vậy Cỏ trường sinh là cây gì? Có tác dụng gì? Hãy để Mỹ Phẩm Eva giúp bạn giải đáp.

    Cỏ trường sinh là cây gì? Có tác dụng gì?

    Cỏ trường sinh là cây gì?

    Tên gọi

    Tùy vào từng khu vực mà cỏ trường sinh có nhiều tên gọi khác nhau. Trong Đông Y người ta thường gọi là trường sinh thảo hay hồi sinh thảo. Ở bên Trung Quốc loại cây này có cái tên là cải tử hoàn hồn thảo hoặc là kiến thủy hoàn dương… Ở Thái Lan nó được gọi là nhả mung ngựa.Trong dân gian Việt nam, có người gọi nó là cây chân vịt bởi bề ngoài lá có nét giống chân vịt.

    Nguồn gốc, phân bố

    Cây thường mọc ở những vùng núi đá khô cằn hoặc được tìm thấy ở những vùng đất sát biển. Loại cây này phân bố ở rất nhiều nước trên thế giới như Việt Nam, Nhật Bản , Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ,… Riêng ở Việt Nam cỏ trường sinh chủ yếu được tìm thấy ở các tỉnh miền Bắc và vùng Trung Bộ như Thái Nguyên, Khánh Hòa, Sơn La, Hà Giang, Ninh Thuận, Phú Yên, Hòa Bình,…

    Đặc điểm:

    Đúng như cái tên gọi gắn liền với nó, loại cây này có sức sống vô cùng mãnh liệt. Nó có khả năng chịu được nhiệt cũng có thể chống chọi với cái lạnh. Sở dĩ cỏ trường sinh sống được như vậy là do sự linh hoạt ở lá cây. Khi điều kiện thời tiết mát mẻ nó vươn cành lá ra để lấy nguồn dinh dưỡng. Khi trời hanh khô hoặc lạnh lẽo chúng bắt đầu co cuộn lá lại để tự bảo vệ mình khỏi điều bất lợi. Ngoài ra, cỏ trường sinh còn có thêm một đặc điểm là loài cây thân thảo,ưa sáng. Loại cỏ này có vị hơi đắng, tính hàn, lành tính và không có mùi.

    XEM THÊM:   Chuyên gia dinh dưỡng trẻ em: Sữa công thức hữu cơ cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng tự nhiên và dồi dào

    Cách bảo quản: Có thể phơi khô, cất trong túi nylon hoặc cho vào hộp nhựa kín để bảo quản đều được. Trước khi dùng lấy ra rồi rửa sạch, có thể loại bỏ rễ.

    Thành phần

    • Toàn bộ cây trưởng thành có chiều cao khoảng 20cm. Thân cây phân nhánh, có thể nằm cuộn tròn thành búi hoặc đứng. Màu sắc giống như màu của kẹo mạch nha vậy. Chút đỏ trộn nâu, pha chút sáng của màu vàng.
    • Rễ thường có màu nâu, kết liền với thân.
    • Cành nhiều lá, dài tầm 8cm, cũng có thể mọc cuộn như thân.
    • Lá cây có nhiều loại, xếp chồng lên thân. Có lá nhọn như mũi giáo, cùng một mấu thân có chứa hai lá như cây dừa cạn, mọc hướng về phía trước. Có lá chứa răng cưa, hình tam giác, phía ngoài phiến lá tương đối rộng. Ngoài ra, có lá lại hình gợn sóng chứa râu rất đẹp.
    • Bông của nó thường nằm ở đầu cành, được hình thành từ lá. Trong bông lại chứa các lá bào tử hình bầu dục rất đẹp, đặc biệt là ở phần mặt lưng.

    Cỏ trường sinh có tác dụng gì?

    Loại cây này đa năng, có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh.

    • Tác dụng bổ máu, tan huyết, cầm máu, chữa đi tiểu ra máu, tiểu tiện vàng…
    • Điều trị các bệnh liên quan đến cơ quan tiêu hóa như: trĩ ngoại, đi ngoài ra máu tươi, phân đen, trực tràng.
    • Chữa các bệnh phụ nữ như tử cung xuất huyết, rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều.
    • Chữa các bệnh về gan như: vàng da, vàng mắt hay viêm gan cấp tính,
    • Điểu trị các bệnh liên quan đường hô hấp như: ung thư phổi, viêm mũi họng, ho ra máu, nôn ra máu, viêm xoang, tiết dịch mũi…
    • Điều trị bệnh liên quang thần kinh: đau đầu, đau dây thần kinh tọa, hay choáng váng, hoa mắt.
    • Chữa các bệnh xương khớp, giảm thoái hóa cột sống, đốt sống, hạn chế đau nhức cổ, vai, lưng.
    • Ngoài ra, cỏ trường sinh còn có tác dụng làm đẹp, ngăn ngừa sạm da, nám da. Bên cạnh đó, khi bị bỏng dùng nó cung rất hiệu quả. Đồng thời có nhiều thông tin cho biết loại cỏ này còn có công dụng chữa béo phì.
    XEM THÊM:   Top 6 sữa Organic cho bé dưới 1 tuổi bán chạy nhất hiện nay

    Ngoài tác dụng làm thuốc, cỏ trường sinh còn được biết đến là món rau vô cùng ngon và bổ dưỡng. Có thể ăn sống hoặc xào cùng thịt hoặc một số loại cá.

    Một số bài thuốc có liên quan đến cỏ trường sinh

    • Đối với các bệnh về xương khớp, thần kinh, nhức đầu, viêm xoang: Dùng khoảng 40g cỏ trường sinh rang vàng, nấu nước uống hàng ngày. Nên dùng nhiều phần rễ và lá.
    • Đối với những người có lượng đường huyết trong máu cao: Dùng rau chân vịt bổ sung vào  thực đơn hàng ngày.
    • Khi bị bỏng hoặc bị thương: Dùng khoảng 30g đến 100g cỏ trường sinh ( tùy vào vết thương lớn hay nhỏ) đã phơi khô hoặc rang vàng, tán thành bột mịn. Sau đó trộn với lòng trắng trứng rồi đắp lên vùng tổn thương. Khoảng vài tiếng thì tháo ra thay thuốc mới.
    • Điều trị máu xấu, thiếu máu: Bạn chuẩn bị hạt sen, gà con đuôi đã chìa ra khá dài, tam thất gừng, 30g cỏ trường sinh.  Thỉnh thoảng dùng hầm ăn hoặc nấu cháo, khoảng 7-8 ngày nấu 1 lần.
    • Đối với các bệnh về da hay hoa mắt, chóng mặt: Nấu 30g cỏ trường sinh đun sôi với ½ lít nước. Uống hết trong ngày, có thể chia làm 3 lần cho dễ uống.
    • Bài thuốc chữa các bệnh tiêu hóa, đi ngoài ra máu: dùng kho
      ảng 12g cỏ trường sinh phơi khô, nấu như trà để uống.
    • Bài thuốc trị ho ra máu, tiểu tiện ra máu, nôn ra máu: dùng 25g long nha thảo sắc với 30g cỏ trường sinh đã rang vàng. Ngày uống 1 thang cho đến khi bệnh giảm hẳn.
    XEM THÊM:   Uống thuốc bắc nhiều có tốt không? Có tăng cân không?

    Mách bạn một vài món ăn và chú ý khi sử dụng cỏ trường sinh

    Lưu ý khi sử dụng cỏ trường sinh

    Mặc dù có công dụng rất tốt nhưng phụ nữ đang có thai không nên dùng loại cỏ này. Bên cạnh đó, nếu những người cơ địa không phù hợp với loại cỏ này có thể bị dị ứng. Ngưng sử dụng khi có tác dụng phụ.

    Một số món ăn ngon, bổ từ cỏ trường sinh

    • Trường sinh thảo hầm thịt nạc: Đầu tiên, chuẩn bị 200g thịt lợn nạc, rửa sạch. Cỏ trường sinh tươi bỏ rễ rửa sạch. Cho vào 1 lít nước, đun sôi lâu cho đến khi thịt mềm hẳn. Trong quá trình hầm nên cho thêm vài quả táo tàu, chút muối và mì chính.
    • Trường sinh thảo cá rô chiên: Cỏ trường sinh tươi rửa sạch để ráo nước. Cá: cạo vảy, rửa sạch với nước, chiên giòn, có thể chiên với bột. Dùng lá cỏ trường sinh, quấn với cá ăn kèm nước mắm chua ngọt giã nhuyễn. Một món ăn tuy đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn.
    • Ngoài ra bạn cũng có thể dùng ăn như rau sống hàng ngày.

    Như vậy, bài viết hôm nay của Mỹ Phẩm Eva đã cung cấp nhiều thông tin về cây cỏ trường sinh. Hy vọng giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Cỏ trường sinh là cây gì? Có tác dụng gì?

    You may also like