5 Loại cây dược liệu quý hiếm ở việt nam nên trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao

by N H Ư Ý
Table of Contents

    Hiện nay tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều loại cây quý hiếm mang lại hiệu quả kinh tế cao cần được bảo tồn để có thể nhân giống và mở rộng quy mô số lượng càng nhiều lên. Trong bài viết ngày hôm nay, Mỹ Phẩm Eva sẽ giới thiệu cho mọi người những dược liệu quý hiếm ở Việt Nam nên trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    5 Loại cây dược liệu quý hiếm ở việt nam nên trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao

    Việt Nam là một nơi có nhiều loại cây dược liệu quý hiếm, nó có thể mang lại nhiều giá trị cao nhất là về giá trị kinh tế và giá trị về sức khỏe, nhiều loại cây thuốc nam quý chữa bệnh thận hư, suy thận  và cũng có nhiều loại có thể tăng cường sức khỏe cho con người. Nguyên nhân cũng một phần là nhờ vào điều kiện tự nhiên, điều kiện thời tiết thuận lợi, giúp cho các loại cây dược liệu có thể sinh trưởng và phát triển một cách hợp lý.

    Việt Nam có nhiều tiềm năng để có thể phát triển nhiều loại cây dược liệu quý hiếm. Nếu trước đây có khá nhiều thì bây giờ đã bắt đầu hạn chế và trở nên khó tìm. Ở nhiều nơi có nhiều người vì không biết nó là dược liệu quý hiếm cho nên khai thác bừa bãi và không nắm được phương thức nuôi dưỡng, bảo tồn.

    Để giảm bớt tình trạng khai thác bừa bãi cũng như giúp người dâm hiểu biết nhiều hơn về loại cây dược liệu quý hiếm mang giá trị kinh tế cũng như giá trị chữa bệnh cao cho nên ngay sau đây, Mỹ Phẩm Eva sẽ gợi ý một số loại dây dược liệu quý hiếm cần được bảo tồn và trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    5 Loại cây dược liệu quý hiếm ở việt nam nên trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao

    Sâm ngọc linh

    Sâm ngọc linh hay còn gọi là sâm Việt Nam, sâm khu Năm, cây thuốc giấu, sâm củ ngải rọm con. Không chỉ ở Việt Nam, sâm Ngọc Linh còn là một loại sâm có giá trị quý báu trên thế giới được nhiều người tìm kiếm.  Sâm ngọc linh là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, nó thường mọc ở độ cao 1200 mét trở lên và được tìm thấy ở núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum).

    XEM THÊM:   Có nên chọn sữa bột hữu cơ cho bé không?

    Sâm ngọc linh là một loại cây thân thảo lâu năm, không có rễ phụ dự trữ, thân rễ khá to có đường kính khoảng 3,5 cm và có nhiều cây còn có phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu và có đường kính khoảng 5 cm. La kép chân vịt có 5 lá chét , độ dài của lá khoảng từ 7 – 12 cm và lá chét trên cùng hình mũi khác hoặc hình trứng ngược có độ dài khoảng từ 8 – 14 cm, chiều rộng khoảng từ 3 – 5 cm.

    Lá có răng cưa nhỏ đều ở mép, gân bên 19 cập dọc theo gân chính và gân bên ở mặt trên của lá chét có nhiều lông cứng dạng gai dài khoảng 3 mm, ở mặt dưới thì thường ít hơn. Hoa sâm ngọc linh màu vàng lục nhạt, có đường kính hoa nở khoảng 3 – 4mm, cụm hoa dài 25 cm và gấp 1,5 – 2 lần chiều dài của cuốn lá. Quả sâm khi chín có màu đỏ, có một chấm đen ở trên đỉnh, qỉa 1 hạt hình thận, quả 2 hạt hình cầu dẹt rộng 4 -6 mm và dài khoảng 7 – 10 mm.

    Chó đẻ răng cưa

    Chó đẻ răng cưa là một loại cây sinh sống trên các cánh đồng khô, ven đường, bìa rừng hoặc các vùng đất bỏ hoang dưới độ cao khoảng từ 100 – 600 mét. Chó đẻ răng cưa hay còn có tên gọi khác đó chính là diệp hạ châu. Thân cây thảo có thể sống được một năm hoặc là nhiều năm tùy thuộc vào khả năng sống và khả năm chăm sóc của người trồng.

    Cây chó đẻ răng cưa có thể mọc thẳng hay nằm bò, cao tới 80 cm, cây có nhiều nhánh ở gần gốc và các nhánh nằm sóng soài hoặc thẳng, có lông cứng dọc theo một bên, có cánh. Lá cây chó đẻ răng cưa dài khoảng 1,5mm, cuốn lá ngắn, phiến lá mỏng, có màu lục xám hoặc nhợt nhạt, nhiều khi còn có màu ánh đỏ.

    Mép lá có lông rung, đỉnh lá thuôn tròn, tù hoặc chóp nhỏ nhọn đầu, gân lá khá dễ thấy. Còn hoa cây chó đẻ răng cưa cũng có hoa đực và hoa cái, hoa đực mọc thành chùm khoảng 2 – 4 hoa, hoa cái thì mọc theo phần giữa và phần dưới của cành nhỏ, mọc riêng một hoa. Cuống hoa dài khoảng 0,5 mm. Quả nang hình cầu, có nhiều nốt sần có vảy, thường ra hoa vào tháng 4 – 6 và ra quả vào tháng 7 – 11.

    XEM THÊM:   Lý giải ý nghĩa: lông mọc ở dưới cằm

    Tam thất

    Tam thất hay còn được gọi bằng những các tên khác như nhân sâm tam thất, kim bất hoán. Cây tam thất là một cây thuộc cây thân thảo có thân cao khoảng 30 – 50 cm. Lá kép chân vịt mọc vòng 3 -4 cái một, có cuốn lá chung dài khoảng 3 – 6 cm, mép có các khía răng, có lông cứng ở gân trên cả hai mặt lá và cuống lá chét dài khoảng từ 0,6 – 1,2 cm. Hoa có màu lục vàng và cụm hóa tán đơn ở ngọn thân.

    Quả cây tam thấy có hình cầu dẹt, khi chín sẽ có màu đỏ, hạt màu trắng hình cầu. Cây tam thất ra hoa vào tháng 5 – 7, quả chín vào tháng 8 – 10. Trồng cây tam thất khá lâu, khoảng 4 – 5 năm hoặc có thể lên đến 7 năm thì mới thu hoạch được rễ củ đạt yêu cầu. Sauk hi đã rửa sạch bùn đất thì tiến hành cắt rễ con, phơi nắng cho héo rồi lăn và đem đi vò, sau đó đem phơi khô.

    Ráy gai

    Ráy gai hay còn có nhiều tên gọi khác là sơn thục gai, củ chóc gai, rau mác gai, khoai sọ gai, rau chân vịt, cây cừa, k’lạng đờn. Câu ráy gai ở Việt Nam thường tập trung tại các vùng trung du, vùng đồng bằng, vùng núi thấp. Cây ráy gai sinh trưởng và phát triển quanh năm, cây ra hoa quả nhiều và có khả năng đẻ nhánh. Việt Nam là nguồn có nhiều ráy gai, không chỉ bao gồm các loại ráy gai mọc tự nhiên mà còn ráy gai còn được trồng ở dọc bờ ao hồ để tránh xói lở.

    Ráy gai cao khoảng 0,4 – 0,7, thân rễ nằm ngang, có nhiều đốt. Lá cây ráy gai mọc từ thân rễ, lá non hình mũi then, lá già xẻ lông chim, đầu nhọn, mắt dưới có gai ở gân giữa. Cuốn lá dài hơn phiến lá, mập, nhiều gai và ở dưới gốc có bẹ. Hoa ráy gai là một bông mo, cuốn dài hơn hoặc bằng mo, có gai, trụ hoa hình trụ ngắn, bao hoa có 4 – 6 thùy, có 4 – 6 nhị, chỉ nhị ngắn và bầu hình trứng. Quảng mọng, có gai ngắn ở đỉnh và thường ra quả vào tháng 3 – 4.

    XEM THÊM:   Tác dụng kỳ diệu của hoa cúc vàng

    Củ mài

    Củ mài thường hay mọc hoang ở nhiều nơi trên các vùng rừng núi ở nước ra và nhiều nhất là tại các tỉnh Lào Cai, Hà Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Củ mài hay còn được gọi là hoài sơn, sơn dược. Trước đây, củ mài được con người sử dụng giống như là lương thực chống đói của người dân.

    Củ mài được nhiều người hiện nay trồng trọt nhiều vì nếu muốn tìn cây mọc hoang thì phải tốn rất nhiều công sức và thời gian tìm đào. Cây củ mài có thân củ, là một loại dây leo trên mặt đất, thân cây nhẵn và hơi góc cạnh, kẽ lá có củ con có thể gọi là dái củ mài hoặc thiên hoài. Củ mài có thể dài đến 1 mét, có đường kính khoảng 2 – 10 cm và có nhiều rễ con.

    Lá củ mài là lá đơn, mọc đối hoặc có khi so le, đầu lá nhọn phía cuốn có hình tim, Cuống lá dài khoảng từ 1 – 3,5 cm, phiến lá dài 8 – 10 cm và rộng khoảng 6 – 8 cm. Lá củ mài có cả hoa đực và hoa cái, mùa hoa vào khoảng tháng 7 – 8 và mùa quả vào tháng 9 – 11, quả khô cổ ba cạnh và có dìa.

    Hiện nay ở nước ta có nhiều loại cây dược liệu quý hiếm, nó không chỉ có tác dụng chữa bệnh tốt mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Bài viết đã gợi ý 5 Loại cây dược liệu quý hiếm ở việt nam nên trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, hi vọng đây sẽ là bài viết tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.

    You may also like