Lâu nay bạn chỉ nghe đến muối là một tên gọi chung, nhưng trong quá trình học bạn được giới thiệu một loại muối khác là muối axit. Nhưng bạn không hiểu rõ về loại muối này, nó có tính chất như thế nào, có phổ biến không? Vậy hôm nay Mỹ Phẩm Eva sẽ cùng bạn tìm hiểu xem muối axit là gì? Các loại muối axit phổ biến thường gặp? để hiểu thêm về vấn đề này bạn nhé.
Muối axit là gì?
Để có thể đi sâu và tìm hiểu muối axit, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua một vài khái niệm về axit để quá trình giải thích sau này được dễ hiểu hơn.
Định nghĩa về axit?
Axit là chất có thể phân ly trong dung dịch tạo ra ion H+, chúng có chứa 1 hay nhiều nguyên tử H có liên kết với một gốc axit nào đó. Trong quá trình phản ứng, nguyên tử H này có thể được thay thế bởi nguyên tử kim loại. Có 2 loại axit là axit đơn chức và axit đa chức.
Axit đơn chức
Những axit như: HCl, HNO3, H3PO2, CH3COOH… được gọi là những axit đơn chức vì chúng chỉ có 1 nguyên tử H có thể được thay thế bởi nguyên tử kim loại hay 1 phân tử khi phân li trong dung dịch chỉ tạo ra duy nhất một proton H+. Ví dụ:
HCl → H+ + Cl-
HNO3 → H+ + NO3-
H3PO2 → H+ + H2PO2-
CH3COOH → H+ + CH3COO-
Trong đó Cl-, NO3-, H2PO2-, CH3COO- là các gốc axit tương ứng.
Tuy nhiên, các loại axit đơn chức không chỉ có 1 nguyên tử H trong phân tử mà chúng vẫn có thể có nhiều nguyên tử H, nhưng nguyên tử H đó không mang tính axit trong phân tử axit. Ví dụ:
H3PO2 chỉ có một nguyên tử H duy nhất mang tính axit trong phân tử axit, chỉ một nguyên tử H này có khả năng được thay thế và phân li. Hai nguyên tử H còn lại hoàn toàn không có tính axit vì chúng không thể bị thay thế bởi các nguyên tử kim loại và cũng không có khả năng phân li trong dung dịch để tại ra các ion H+.
Axit đa chức
Những axit có nhiều hơn một nguyên tử H có khả năng bị thay thế bởi các ion kim loại hay có thể phân li trong dung dịch tạo ra nhiều hơn 1 ion H+ thì được gọi là axit đa chức. Có thể kể đến như: H2SO4, H3PO4, H2CO3, (HOOC)2… Chúng ta có thể hiểu rõ hơn qua ví dụ sau:
H2SO4 chứa 2 nguyên tử H trong phân tử, 2 nguyên tử H này đều có khả năng phân li ra H+ và bị thay thế bởi nguyên tử kim loại:
H2SO4 → H+ + HSO4 (-)
HSO4 (-) → H+ + SO4 (2-)
Hoặc ta cũng có thể thấy được khả năng phân ly này ở axit photphoric. Axit H3PO4 có 3 nguyên tử H nên chúng sẽ phân ly theo 3 quá trình:
H3PO4 → H2PO4 (-) + H+
H2PO4 (-) → HPO4 (2-) + H+
HPO4 (2-) → PO4 (3-) + H+
Những phân tử axit này khi tham gia vào các phản ứng trung hòa thì các nguyên tử H sẽ dần được thay thế bởi các ion kim loại, phản ứng diễn ra dần dần cho đến khi không còn H để thay thế.
Muối axit
Trong khái niệm hóa học, muối là một từ được dùng chung để chỉ một hợp chất được tạo ra bởi phản ứng trung hòa của axit. Có 2 loại muối khác nhau là muối trung hòa và muối axit.
Muối axit là loại muối vẫn còn chứa hidro trong gốc axit hay còn có thể hiểu đây là loại muối mà hidro trong gốc axit vẫn còn có khả năng phân li ra H+. Từ khái niệm về axit ở trên thì ta có thể dễ dàng nhận thấy chỉ có những axit đa chức mới có khả năng tạo ra muối axit. Ngoại trừ các muối amoni và dẫn xuất của nó, bởi nhóm amoni NH4+ hay các dẫn xuất khác của nó ở dạng NR3H+ có tính axit.
Các loại muối axit này gần như có đầy đủ tính chất của một muối và một acid. Chúng có khả năng tác dụng với các axit mạnh hơn nó và cũng có thể tác dụng với bazơ để tạo ra muối trung hòa lại còn có thể tác dụng với muối. Ngoài ra, còn có một số muối axit có tính chất đặc biệt như muối photphat để tác dụng với muối axit photphoric tạo muối photphat mới.Tính chất của muối axit
Phản ứng trung hòa
Thể hiện tính chất là một axit nên muối axit có khả năng tác dụng với dung dịch kiềm, phản ứng tạo ra muối trung hòa và nước. Ví dụ:
2NH4HCO3 + 2NaOH → (NH4)2CO3 + Na2CO3 + H2O
2NaOH dư + (NH4)2CO3 → 2NH3 + Na2CO3 + 2H2O
Phản ứng với muối
Muối axit của axit mạnh có thể tác dụng với muối trung hòa. Sản phẩm của phản ứng này phải tạo ra một axit yếu hơn, có khả năng bay hơi hoặc tạo ra một loại muối khác có khả năng kết tủa. Ví dụ:
2NaHSO4 + Na2CO3 → 2Na2SO4 + CO2 + H2O
2KHSO4 + BaCL2 → BaSO4 + K2SO4 + 2HCl
Muối axit của axit yếu có thể tác dụng với muối trung hòa, nhưng phản ứng này phải đảm bảo các điều kiện phản ứng trao đổi. Ví dụ:
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3
2NaHCO3 + MgCl2 → MgCO3 + 2NaCl +CO2 + H2O
Phản ứng giữa 2 muối axit
Muối axit của axit mạnh có khả năng tác dụng với muối axit của axit yếu tạo ra sản phấm có khí bay ra. Ví dụ:
NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + CO2 +H2O
Phản ứng giữa muối axit và axit
Muối axit của các axit yếu có khả năng tác dụng với các axit mạnh hơn. Sản phẩm của phản ứng này là muối mới và axit yếu hơn. Ví dụ:
NaHCO3 + HCl → CO2 + H2O + NaCl
Phản ứng nhiệt phân muối axit
Khi đun nóng một dung dịch muối axit như muối bicacbonat thì phản ứng có thể sinh ra muối cacbonat trung hòa.
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
Các loại muối axit phổ biến hiện nay
Các loại muối axit phổ biến, hay gặp nhất chính là các loại muối axit của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và các axit tạo muối thông dụng nhất của axit cacbonic, axit sunfurơ, axit sunfuric, axit photphoric…
Muối hidro sunfat
Muối này có khả năng phân ly hoàn toàn trong nước để tạo ra H+ và SO4(2-) và các cation kim loại có tính chất gần giống với axit H2SO4 loãng.
Muối hidrocacbonat
Muối này có khả năng phân ly ra HCO3- (một ion này có tính lưỡng tính), chúng dễ bị nhiệt phân để tạo ra muối trung hòa.
Muối photphat
Loại muối này gồm có 3 loại là PO4 (3-), HPO4 (2-), H2PO4-
Ba loại muối này có tính chất gần tương tự như nhau.
Qua những thông tin cung cấp từ bài viết muối axit là gì? Các loại muối axit phổ biến thường gặp? có lẽ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại muối này rồi phải không nào? Hy vọng những chia sẻ hôm nay sẽ có ích cho bạn trong quá trình học tập.